Bạc 925 là gì có tốt không khi chúng ngày càng phổ biến và được nhiều người tin dùng. Nhưng cũng có thông tin cho rằng bạc 925 không phải là bạc thật khi chúng được bán với giá rất rẻ. Thực hư thông tin này như thế nào hãy để Daly Silver chia sẻ những vấn đề này đối với khách hàng.
Bạc 925 là gì?
Bạc 925 là hợp kim của bạc với kim loại khác nhằm tăng độ cứng, độ trắng sáng cho sản phẩm. Thành phần của bạc 925 bao gồm 92,5% là bạc nguyên chất và 7,5% các kim loại khác với đồng là thành phần chính. Với những thành phần của mình chúng sẽ giúp bạc 925 trở nên sáng bóng hơn rất nhiều so với bạc nguyên chất. Vì thế chúng ngày càng được nhiều người sử dụng với các dòng trang sức cao cấp hoặc các đồ vật cần tính thẩm mỹ cao.
Trang sức bạc 925 đẹp tinh tế
Xem chi tiết bạc 925 hay còn gọi bạc sterling trên wiki
Bạc 925 là bạc thật hay bạc giả?
Với 92,5% là bạc nguyên chất nên có thể khẳng định bạc 925 là bạc thật vì có chứa hàm lượng bạc cao chỉ thua bạc ta hay còn gọi là bạc 999. Trong trang sức hiện tại thì bạc 925 được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Tùy từng cửa hàng mà có thể pha trộn với hàm lượng khác nhau nhằm tạo hợp kim của bạc tùy theo nhu cầu sử dụng.
Thành phần bạc 925 có 92,5% bạc nguyên chất.
Nhiều người lo lắng bạc 925 là bạc giả vì chúng có mức giá rất rẻ hoặc dễ bị đen và xỉn màu. Điều này không phải là không có căn cứ khi mà hiện tại có rất nhiều cửa hàng bán hàng online với giá rẻ hơn so với giá bình thường. Đây là bạc giả hoặc bạc kém chất lượng đi kèm với mức giá ưu đãi đánh vào lòng tham của khách hàng. Sử dụng một thời gian là xỉn màu và gần như không thể bán lại khi khách hàng không dùng tới nữa.
Bạc 925 có bị đen không?
Nhiều người cho rằng bạc tốt thì không bị đen còn bạc giả, bạc kém chất lượng thì bị đen. Tuy nhiên quan điểm này không hoàn toàn đúng khi khách hàng chưa hiểu về cơ chế bị đen, xỉn màu của trang sức bạc. Khi bạc bị đen xỉn màu tức là lớp bên ngoài đã tạo nên lớp muối bạc màu xám đen giảm đi vẻ đẹp của trang sức. Lớp muối bạc này được hình thành khi bạc tiếp xúc với hợp chất H2S có trong mồ hôi con người và trong không khí môi trường. Vì thế có người đeo thì bị đen hoặc không.
Bạc nào cũng bị đen ngay cả bạc ta, bạc 925.
Cần phải khẳng định bạc nào cũng có thể bị đen và xỉn màu. Chỉ có bạc giả mới giữ được vẻ trắng sáng từ lúc mua cho tới lúc sử dụng mà thôi. Bởi trong thành phần mồ hôi con người có những hợp chất có thể gây đen trang sức. Hoặc trong môi trường xung quanh con người sinh sống cũng có hợp chất này. Đừng vì thấy trang sức bị đen mà nghĩ rằng bạc 925 là bạc giả hoặc bạc kém chất lượng.
Đây cũng là cách tốt để báo hiệu tình trạng sức khỏe hoặc môi trường xung quanh con người đang thực sự không đảm bảo. Cần phải kiểm tra kỹ càng để giúp sức khỏe luôn được tốt và ổn định.
Bạc 925 có bán lại được không?
Bạc 925 có chứa 92,5% là bạc nguyên chất nên nếu bạn không dùng nữa hoàn toàn có thể đem bán. Bất cứ tiệm trang sức, kim hoàn nào cũng có thể kiểm tra và thu mua lại với nhiều mục đích bán hoặc làm bạc nguyên liệu. Để trang sức bạc 925 có thể bán lại được cần đáp ứng tiêu chí dưới đây.
- Chuẩn là bạc thật còn nếu khách hàng mua bạc giả thì không thể bán được.
- Có giấy tờ mua bán chính xác từ nhà bán hàng. Các giấy tờ hóa đơn mua bán cần có rõ số điện thoại, địa chỉ cụ thể và các thông tin cần thiết của sản phẩm. Ví dụ các địa chỉ chung chung không có số nhà thì có thể không đáng tin. Bởi cả 1 phố như thế không có số nhà thì biết được là thật hay là giả.
- Trọng lượng đủ lớn để thu mua từ 1 cây trở lên. Với các sản phẩm bông tai hay nhẫn 1 vài chỉ trọng lượng không quá lớn nên cũng rất khó bán.
Bạc 925 khi bán sẽ được tính giá là bạc nguyên liệu.
Giá bán bạc 925 đối với sản phẩm đã qua sử dụng sẽ không cao. Bởi khi đó không được tính công sản phẩm nữa và trọng lượng bạc sẽ được tính với giá nguyên liệu. Ví dụ sản phẩm dây chuyền A có giá 1 triệu đồng trọng lượng 1 cây bạc. Khi đó 1 cây bạc ví dụ giá 700 nghìn/cây và 300 nghìn là tiền công chế tác. Khi khách hàng đem bán chỉ được khoảng 500 nghìn cho tới cao là 600 nghìn mà thôi. Vì tiền công đã không được tính vào và tiền bạc chỉ được tính là bạc nguyên liệu không phải bạc đã hoàn thiện sản phẩm.
Nếu muốn bán bạc 925 với giá cao nên bán tại chính cửa hàng khách đã mua luôn có mức giá ổn nhất. Điều này có thể áp dụng được cả với chất liệu vàng và bạc hoặc các loại trang sức khác.
Bạc 925 giá bao nhiêu trong năm 2021?
Năm 2020-2021 là một năm đầy biến động khi giá vàng liên tục đột phá lên đỉnh mới. Giá bạc cũng chịu sự tác động lên xuống của giá vàng mặc dù không nhiều nhưng vẫn có sự thay đổi. Mức giá bạc 925 rơi vào khoảng từ 60 nghìn – 70 nghìn/chỉ tương ứng với 600 nghìn cho tới 700 nghìn/cây với sản phẩm đã hoàn thiện.
Thìa bạc ta với màu xỉn hơn so với bạc 925
Với các sản phẩm bạc 925 nguyên liệu hoặc thu mua vào thì mức giá rẻ hơn khi chỉ khoảng từ 45 nghìn cho tới 50, 55 nghìn/chỉ. Tương ứng với 450 nghìn – 550 nghìn/cây bạc.
Nếu thấy các sản phẩm trang sức bạc quá rẻ so với mức giá bên trên thì chắc chắn đó là sản phẩm bạc giả kém chất lượng. Trang sức không giống như các sản phẩm khác khi chúng có mức giá gần như cố định không thể giảm được nữa. Các sản phẩm khác có thể sản phẩm trước bù sản phẩm sau nên có thể bán rất rẻ tuy nhiên trang sức thì không. Mức giá giảm kịch sàn cuối cùng được tính bằng trọng lượng của trang sức là tối đa.
So sánh bạc 925 và bạc ta
Để so sánh 2 dòng sản phẩm này thì rất đơn giản. Về cơ bản thì chúng gần giống nhau và gần tương đồng về mức giá chỉ chênh lệch một chút không nhiều. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là màu sắc và độ trắng sáng. Bạc 925 độ trắng sáng tốt hơn và cứng hơn. Vì thế trang sức làm từ bạc Ý 925 luôn đẹp, tinh tế và chi tiết tới từng bộ phận nhỏ nhất.
So sánh độ trắng sáng giữa bạc ta và bạc 925.
Ngược lại bạc ta 999 thường có màu xám đen không quá nổi bật. Độ cứng cũng kém hơn so với bạc 925 nên không thể làm được các trang sức tinh xảo, nhiều chi tiết. Chúng được tận dụng làm các trang sức dạng trơn như lắc tay, vòng cổ, nhẫn trơn là nhiều. Vì thế chúng ta có thể thấy rất nhiều sản phẩm bạc ta làm trang sức hoặc các đồ vật thường ngày như cốc, chén, thìa….
Độ trắng sáng của bạc ta và bạc 925 sau 2 tháng sử dụng.
Với nhu cầu sử dụng làm trang sức tính thẩm mỹ tốt khách hàng có thể chọn bạc 925 và nhu cầu sử dụng sinh hoạt thông thường thì chọn bạc ta. Nếu đeo để bảo vệ sức khỏe thì bạc nào cũng rất tốt. Nếu mua được bạc ta thì đeo bạc ta còn không thì dùng bạc 925 vẫn rất chất lượng.
Những chia sẻ của Trang Sức Daly về bạc 925 đã giúp khách hàng nắm được bạc 925 là gì? Mức giá bạc 925 bao nhiêu trong năm 2021. Hãy đến với Daly Silver để chọn cho mình những mẫu trang sức bạc đẹp và đẳng cấp nhất trong năm 2021 này nhé.